Dân tộc Mường và những nét văn hóa đặc sắc

Người Mường cư trú ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và một số khu vực miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa. Người Mường sống gần với người Kinh và có cùng nguồn gốc với người Kinh cho nên ngôn ngữ của họ cũng thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, rất gần với tiếng Việt.

Nơi người Mường định canh định cư thường là vùng miền núi, có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại và làm ăn. Nghề truyền thống của người Mường là trồng lúa nước, nhưng họ trồng nhiều lúa nếp hơn lúa tẻ. Gạo tẻ là cây lương thực chủ yếu trong bữa ăn của họ; họ thường ăn những món như xôi đồ, cá đồ, cơm tẻ đồ, rau đồ…

Ẩm thực của người Mường

Khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song… là nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường. Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

Những thiếu nữ Mường dệt vải

Ða phần người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái, phía trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác. Nhà sàn của họ thường dựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra cánh đồng xanh bát ngát, xung quanh nhà là cây cối bốn mùa đơm hoa, kết trái. Ngôi nhà sàn dựng theo kiểu truyền thống, được bố trí khéo léo nên không gian rất thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi

 

Trang phục của người Mường cũng mang một nét đặc trưng riêng biệt, thể hiện sự tỉ mỉ, tinh tế và khéo léo của người nữ. Đàn ông thường là mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần của của đàn ông thường có ống rộng và dùng khăn thắt giữa bụng (còn gọi là khăn quần). Đàn ông đầu thường cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Trang phục hằng ngày người phụ nữ Mường thường mặc là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng, bên trong mặc áo yếm trắng. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Những nét hoa văn trên trang phục của người Mường là nét đặc sắc không thể khững mảng hohông kể đến là những hoa văn nổi lên giữa trang phục và cạp váy, thắt lưng. Kỹ thuật dệt cạp váy rất khó, bao gồm nhiều khâu, thao tác phức tạp hơn dệt vải thông thường, do vậy, đòi hỏi sự khéo léo cao. Đặc biệt, tài năng của người dệt còn thể hiện ở việc bố cục, sắp xếp hoa văn trên từng bộ phận sao cho hợp lý, đẹp mắt, để các họa tiết có thể hỗ trợ, làm nổi bật lẫn nhau mà không phá vỡ bố cục chung. Điều khó nhất là phải tính toán, phải nhặt ra là chúng ta làm con rồng thì con rồng gồm bao nhiêu cái chùm để chúng ta biết có bao nhiêu sợi để tạo thành cái đầu…


Họa tiết trên trang phục của người Mường
. 

Những nét đẹp mộc mạc và giản dị, những con người Mường đã làm phong phú thêm vẻ đẹp dân tộc Việt, đã gây một nền truyền thống văn hóa đa dạng cho đất nước Việt Nam. Bản hùng ca “Đẻ đất đẻ nước” là bản hùng ca huyền thoại của người Mường đã thể hiện sức mạnh hào hùng, anh dũng của dân tộc Mường.